Разработка и создание интернет магазина Joomla

Thông báo

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT TỰ VỆ NĂM 2023
    (13/06/2023)
    Tập tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu học tập chính trị, pháp luật của lực lượng tự vệ Cụm 6 năm 2023. Gồm 07 chủ đề: Quan điểm của Đảng về đối tác, đối tượng của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Dân quân tự vệ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Dân quân tự vệ làm công tác vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. Nội dung cơ bản của Luật Dân quân tự vệ năm 2019.
    Chi tiết...
  • KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN TỰ VỆ NĂM 2023
    (10/06/2023)
         Thực hiện Kế hoạch Số 291/MĐC-GDQP, ngày 09 tháng 6 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Từ ngày 14/6/2023 đến ngày 21/6/2023, Ban chỉ huy Quân sự Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức huấn luyện cho lực lượng tự vệ của Nhà trường. Chi tiết nội dung Kế hoạch dưới đây:
    Chi tiết...
  • Chi tiết...

Hoạt động khoa Giáo dục - Quốc phòng

  • Đoàn cán bộ Binh chủng Pháo binh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11
    (21/11/2023)
    Trong không khí tưng bừng nhộn nhịp của cả nước chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023) đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trong không khí tưng bừng nhộn nhịp của cả nước chào mừng 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023) đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. 
    Chi tiết...
  • Hội nghị cán bộ viên chức khoa giáo dục quốc phòng năm 2022-2023
    (17/10/2023)
    KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ VIÊN CHỨC NĂM 2022 - 2023
    Chi tiết...
  • Khoa Giáo dục quốc phòng cùng nhà trường thăm hỏi và tri ân các gia đình chính sách nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh liệt sĩ
    (27/07/2023)
    Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/71947 - 27/7/2023), trong 02 ngày 25 và 26/7, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà 26 gia đình thương binh, liệt sĩ là cán bộ của Nhà trường.
    Chi tiết...
  • Khai mạc Hội thi giáo viên giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Mỏ - Địa chất năm 2023
    (13/07/2023)
    Ngày 13/7/2023 Tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hội thi giáo viên dạy giỏi môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh lần thứ I - năm 2023 do do nhà trường tổ chức chính thức khai mạc.
    Chi tiết...
  • Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1978 - 11/6/2023)
    (11/06/2023)
    1. Lời kêu gọi thi đua ái quốc ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Sau chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông 1947), theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27-3-1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc để quy tụ sức mạnh của lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, tạo nên một phong trào hành động thiết thực của toàn dân, huy động mọi lực lượng, mọi sáng kiến và tài năng của toàn dân vào công cuộc kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị vạch rõ: “Mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công”. Sau khi Đảng ban hành chỉ thị và nhân dịp kỷ niệm 1000 ngày kháng chiến toàn quốc, ngày 11 tháng 6 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi, chính thức phát động cuộc vận động thi đua ái quốc. Thi đua ái quốc kết tinh trong đó cả động lực và cách thức phát huy động lực thúc đẩy mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vừa nhằm bảo vệ chủ quyền độc lập tự do của dân tộc vừa từng bước kiến thiết chế độ mới dân chủ cộng hòa. Lời kêu gọi của Người đã được đăng trên báo Cứu quốc, số 986, ra ngày 24-6-1948. Lời kêu kêu gọi thi đua ái quốc là một tác phẩm ngắn, tất cả chỉ có 415 chữ, viết ngắn, giản dị, thiết thực, cô đọng, hàm súc, chặt chẽ và sâu sắc, đó là một đặc điểm nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh, trước hết trong phong cách tư duy. Là một con người hành động, Bác thường chủ trương hành động là chủ yếu, nói ít làm nhiều, lời nói đi đôi với việc làm. Chỉ nói và viết khi cần thiết, khi thấy thực sự cần thiết, để hướng dẫn hành động, thúc đẩy hoạt động hướng tới mục đích, mục tiêu đã vạch ra. Là người luôn chú trọng tới các công việc thực tế, Hồ Chí Minh chủ trương phải bám sát thực tiễn cuộc sống, hành động phải thiết thực, hiệu quả. Bởi vậy, Người xa lạ với mọi thứ phù phiếm, khoa trương, tích cực đấu tranh chống bệnh hình thức và lý thuyết suông, coi khinh lý luận, tầm nhìn hạn hẹp, thực dụng một cách tầm thường, chỉ thấy cái trước mắt mà không thấy triển vọng lâu dài. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người thấm nhuần sâu sắc quan điểm thực tiễn, quan điểm phát triển và quan điểm đổi mới. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tiễn, lý luận ở trong thực tiễn và thực tiễn được tổng kết, đúc kết thành lý luận. Người nói những điều lớn lao, hệ trọng, có tầm bao quát và có tính phổ biến một cách giản dị nhất, rành mạch và sáng tỏ, hiển nhiên như những lẽ phải thông thường. Lời kêu gọi thi đua ái quốc không phải là chỉ thị và mệnh lệnh mang tính hành chính quan liêu, mà thực sự đi vào lòng người với sức thuyết phục sâu sắc, đem lại cho con người niềm tin vào chân lý và đạo lý của cách mạng. Tất cả được thể hiện trong cụm từ “thi đua ái quốc” với sức cổ vũ, động viên thấu tình đạt lý của một con người tận trung với nước, tận hiếu với dân, nêu gương sáng mẫu mực cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, biểu tượng cao quý của một tấm lòng yêu nước, thương dân vô hạn và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Lịch sử phong trào thi đua ái quốc của nhân dân Việt Nam kể từ khi có Đảng đã in dấu ấn sâu sắc tư tưởng, phương pháp và phong cách của Người - nhà tư tưởng và tổ chức thiên tài của cách mạng Việt Nam, người thiết kế lý luận về thi đua yêu nước đồng thời lại là người nêu gương thực hành lý luận ấy trong cuộc sống hàng ngày, làm kiểu mẫu cho cán bộ đảng viên và nhân dân noi theo với phương châm cố gắng nữa, cố gắng mãi, tiến bộ nữa, tiến bộ mãi, chăm lo cho quyền lợi của dân, vì hạnh phúc của mọi người dân, coi phục vụ nhân dân là phục tùng chân lý cao nhất, làm công bộc, trung thành, tận tụy với dân là lẽ sống cao thượng nhất. Tư tưởng dân chủ và giá trị nhân văn ấy là một trong những điểm cốt yếu của triết lý Hồ Chí Minh, của văn hóa Hồ Chí Minh, được thể hiện sinh động trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Đây cũng là sự nhất quán trong toàn bộ các văn phẩm cũng như cuộc đời, sự nghiệp của Người. 2. Nội dung Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Hồ Chí Minh đề cập tới mục đích thi đua, cách thức tổ chức thi đua (mà Người gọi một cách giản dị, thiết thực là “cách làm”), xác định trách nhiệm, bổn phận của mỗi người dân tham gia thi đua với tư cách công dân - chiến sĩ. Người còn nhấn mạnh đến phương châm, khẩu hiệu trong cuộc vận động thi đua ái quốc, những kết quả cần đạt được, Người cũng nêu rõ nhiệm vụ thực hiện phù hợp, sát với từng đối tượng trong cơ cấu xã hội. Người hy vọng và tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp của cuộc vận động thi đua ái quốc khi nó trở thành một phong trào xã hội rộng lớn và có sự tham gia hưởng ứng của toàn dân. Người còn nhận thấy những nhân tố rất thuận lợi cần phải khai thác và phát huy để thúc đẩy phong trào thi đua ái quốc thắng lợi. Kết thúc văn kiện chính trị quan trọng này, Người kêu gọi toàn thể đồng bào chiến sĩ tiến lên trong thi đua như trực tiếp xông pha trên mặt trận. Toát lên trong toàn bộ lời văn và câu chữ của Người là niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của toàn dân, sự trân trọng tin yêu vào những phẩm giá tốt đẹp của nhân dân, vào truyền thống yêu nước, quật cường của dân tộc, của quân và dân ta. Với sức mạnh ấy, nhất định chúng ta sẽ kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Theo Hồ Chí Minh, mục đích thi đua ái quốc là “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Đây là ba thứ giặc thường xuyên đe dọa cuộc sống của dân ta, là những kẻ thù nguy hiểm mà chúng ta phải chống lại và đánh thắng. Người từng nói, giặc đói, giặc dốt là những thứ giặc nội xâm. Chúng thường liên minh với giặc ngoại xâm, giặc bên trong đi với giặc bên ngoài, cùng phá hoại sự sống và phát triển, giam hãm chúng ta trong tình cảnh tối tăm, lạc hậu và nô lệ. Thi đua ái quốc để đánh thắng những thứ giặc đó đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất, gây dựng kinh tế phú cường, xóa đói, giảm nghèo, làm cho người người đủ ăn, đủ mặc, nhà nhà trở nên khá giả, giàu có. Nước có giàu thì dân mới mạnh. Lại phải xóa mù chữ, mở mang học vấn cho toàn dân, làm cho ai ai cũng biết đọc, biết viết, biết tính toán, biết giữ gìn vệ sinh, trau dồi cả thân thể khỏe mạnh và đạo đức tinh thần tốt đẹp cho xứng đáng với truyền thống của ông cha ta để lại, biết rõ giá trị của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Có như vậy mới xứng đáng là người dân của một nước tự do độc lập, người chủ trong xây dựng chế độ mới. Thi đua ái quốc nhằm diệt ba thứ giặc đó, là mục đích trực tiếp để giải phóng dân tộc và cũng là động lực trực tiếp để phát triển dân tộc. Sau này, trong tiến trình xây dựng chế độ mới, nhất là khi Đảng đã cầm quyền và Nhà nước dân chủ được lập ra, lấy việc phục vụ nhân dân làm tâm nguyện và ý chí cũng như hành động đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người dân, của mỗi cán bộ đảng viên và công chức nhà nước… Đó là ý nghĩa sâu xa của mục đích thi đua ái quốc mà Hồ Chí Minh đã đề ra, mãi mãi còn giá trị. Nói về cách làm, Người đã chỉ dẫn điều hệ trọng căn bản nhất, đó là phải biết dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây dựng hạnh phúc cho dân. Chỉ trong một luận đề ngắn gọn đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên một tổng kết lý luận có tính quy luật của muôn đời mà sức thuyết phục lớn lao, có độ tin cậy bền vững nhất chính là ở chỗ, thấy rõ sức mạnh của mọi nguồn lực vật chất và tinh thần là ở nơi dân, ở trong dân, cách mạng lấy sức mạnh từ lòng dân, lấy mục đích, mục tiêu là vì dân. Hạnh phúc cho dân là tiêu điểm, hợp điểm của mọi nỗ lực thi đua, mọi hành động thi đua. Vậy là yêu nước chính là yêu dân, nước là của dân nên thương dân, chăm lo cho cuộc sống của dân, đem lại hạnh phúc cho dân là đạo lý, đạo nghĩa lớn nhất của Đảng cách mạng, của người cách mạng. Từ khái quát lý luận này của Hồ Chí Minh mà ta hiểu sâu thêm, vì sao ngay từ những ngày đầu tiên của chính thể dân chủ cộng hòa, Người đã từng rất mực quan tâm tới những việc cần làm ngay, những công việc cấp bách, làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có nhà ở, ai ai cũng được học hành, được chăm sóc sức khỏe, được hưởng thụ văn hóa tinh thần. Người từng nói rõ: nước nhà tranh đấu cho được độc lập tự do mà dân vẫn đói rét, cực khổ, lạc hậu thì độc lập tự do đó cũng chẳng để làm gì. Dân chỉ biết đến tự do dân chủ khi dân được ăn no mặc ấm. Bởi thế, Người thường xuyên chăm lo phát triển sức dân đi liền với bồi dưỡng sức dân và biết tiết kiệm sức dân. Nhấn mạnh rằng, thi đua phải dựa vào dân, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đều thi đua trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính dân tộc và tính nhân dân trong mọi cuộc vận động cách mạng, tranh đấu cho hòa bình, độc lâp, tự do và dân chủ. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này. Với những chỉ dẫn về cách làm thi đua ái quốc như vậy, Người xác định bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh, làm việc gì cũng phải thi đua nhau: làm cho nhanh, làm cho tốt, làm cho nhiều. Đây là chỗ cho thấy ý tưởng sâu xa của Người về đoàn kết toàn dân trong thi đua, toàn dân và toàn diện trong thi đua, hướng đích thi đua vào kết quả, hiệu quả thực tiễn. Rõ ràng nói thi đua để làm thi đua, hành động chứ không nói suông. Tính thời sự hiện đại trong tư tưởng lý luận thi đua ái quốc của Hồ Chí Minh là ở đó. Là linh hồn tư tưởng của đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh không chỉ thức tỉnh và khích lệ toàn dân, lôi cuốn họ nhập cuộc vào phong trào thi đua ái quốc mà còn tôn vinh vai trò, vị thế của người dân với tư cách công dân – chiến sĩ, yêu nước và cách mạng. Người quan tâm tới tất cả mọi người, mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ đều cần phải trở thành một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Đây là chỗ cho thấy, thi đua ái quốc là trường học cho sự trưởng thành nhân cách, cho sự hình thành và phát triển tính tích cực chính trị công dân của mỗi người. Khẩu hiệu thi đua được Người đề ra trong Lời kêu gọi này chính là phản ánh đường lối chính trị và phương châm chính trị của Đảng trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược những năm 50 của thế kỷ trước: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, vừa kháng chiến cừa kiến quốc. Ta nhớ lại một ý tưởng rất sâu sắc, mới mẻ, hiện đại của Người về Đảng cầm quyền và sự lãnh đạo của Đảng. Người chỉ ra, phải khéo léo biến tư tưởng, đường lối của Đảng, chính sách của Chính phủ thành ý nguyện, quyết tâm và hành động của toàn dân. Người đã tinh tế biết bao khi chỉ rõ, đưa đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành hành động, thành phong trào của quần chúng, do quần chúng thực hiện, bằng cách tổ chức thi đua ái quốc. Người chú trọng chuyển hóa nhận thức thành hành động và kết quả, mà kết quả đầu tiên của thi đua ái quốc sẽ là toàn dân đủ ăn, đủ mặc, toàn dân biết đọc, biết viết, bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm, toàn quốc sẽ thống nhất, độc lập hoàn toàn. Theo cách nói ngày nay, đây chính là định hướng, là chỉ tiêu của mọi phong trào, mọi cuộc thi đua. Đó cũng là những định tính của phát triển, của tăng trưởng và tiến bộ. Ở đây có cả những yêu cầu cần đạt đến trực tiếp, trước mắt mà còn có cả những yêu cầu sâu xa, lâu dài. Đó cũng là tâm nguyện, hoài bão, ý chí mãnh liệt của Người, theo đuổi Người suốt cả cuộc đời. Khi viết Di chúc, Người coi đó là điều mong muốn cuối cùng của Người. Chỉ điều ấy thôi cũng cho thấy sự bền bỉ vĩ đại, tâm hồn, tình cảm cao thượng của Người, một con người, một cuộc đời đã dâng hiến và hóa thân vào dân tộc, nhân dân và cả thế giới nhân loại cần lao, tranh đấu cho độc lập, tự do. Người bày tỏ ý nguyện của mình trong khi động viên tất cả mọi người thi đua, làm những công việc thực tế, hữu ích của mình vì dân, vì nước. Đó là sự biểu dương tinh thần và lực lượng của tất cả mọi người, mọi ngành, mọi giới. Phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc. Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn. Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp. Đồng bào công nông thi đua sản xuất. Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh. Nhân viên chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phục sự nhân dân. Bộ đội dân quân thi đua giết giặc, đoạt cho nhiều súng. Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến kiến quốc. Phong trào sôi nổi, sẽ ăn sâu lan tộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, mọi khó khăn sẽ được dẹp tan, mọi âm mưu của địch sẽ thất bại, chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng. Lời kêu gọi thi đua ái quốc còn thấm đượm một chủ nghĩa lạc quan lịch sử của Hồ Chí Minh. Người nhận thấy khả năng và sức mạnh vô tận của dân, truyền thống quý báu của dân tộc, lòng quả cảm hy sinh của quân đội cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Bởi thế, chúng ta có thể thắng lợi và nhất định thắng lợi. Nội dung, giá trị và ý nghĩa của Lời kêu gọi là ở đó. Qua đây có thể rút ra một vài nhận xét về phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh mà cũng là bản lĩnh văn hóa Hồ Chí Minh. Đó là: Người có thể sử dụng trong tác phẩm của mình một lượng chữ ít nhất để bao quát được tư tưởng, ý nghĩa một cách nhiều nhất (chữ ít nhất, nghĩa nhiều nhất). Người sử dụng một cái tối thiểu (từ, chữ, lời văn), để tải một cái tối đa (tư tưởng, chính trị, đạo đức, văn hóa). Người sử dụng điều giản dị, bình dị nhất để nói lên những vấn đề sâu xa, rộng lớn của tư tưởng, tâm hồn, tình cảm, niềm tin, ý chí và hành động của cả một dân tộc… Đó thực sự là bài học mà chúng ta sẽ học tập suốt đời sao cho thấu hiểu và thấu cảm về Hồ Chí Minh. 3. Thi đua ái quốc từ một tư tưởng chỉ đạo trở thành một phong trào hành động của xã hội, của toàn dân. Thi đua ái quốc, qua thực tiễn và những trải nghiệm lịch sử đã cho thấy, đó không chỉ là động lực phát triển, là phương thức tổ chức lực lượng và phong trào hành động xã hội vì phát triển mà còn là một cuộc vận động chính trị, hình thành văn hóa chính trị trong Đảng, trong dân. Nhờ thi đua ái quốc mà nhân dân ta đã giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, xứng đáng đứng trong hàng ngũ các dân tộc tiên phong chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình, độc lập, tự do và dân chủ. Ngày nay, thi đua ái quốc lại càng trở nên quan trọng và cần thiết để dân tộc ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, đánh bại chủ nghĩa cá nhân như một thứ giặc nội xâm, tiến tới văn minh, hiện đại, chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, kiên định lý tưởng và mục tiêu độc lập đân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, dân tộc cường thịnh, trường tồn. Vì vậy, hiện nay, những tư tưởng trong tác phẩm “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh dù đã qua 75 năm vẫn còn nguyên giá trị và cần được quán triệt, học tập và thực hành sâu rộng trong cả nước./. *(Nguồn:https://media.qdnd.vn/long-form/loi-keu-goi-thi-dua-ai-quoc-mot-van-kien-lich-su-vo-gia)
    Chi tiết...

Tin tức Quốc phòng - An ninh

  • Ý nghĩa lịch sử ngày Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9)
    (31/08/2023)
    Ngày Quốc khánh là gì? Quốc khánh theo từ điển tiếng việt được hiểu là ngày lễ mững chung của cả nước kỷ niệm ngày thành lập nước. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có ngày quốc khánh, và ngày này thường được xác định vào ngày mà đất nước được thành lập (ngày đất nước giành độc lập). Như ở Hoa Kỳ, ngày quốc khánh được xác định là ngày 4/7 hằng năm, và được lấy từ ngày 4/7/1776 ngày mà Hoa Kỳ tuyên bố giành độc lập khỏi Vương quốc Anh. Bỉ lấy ngày 21 tháng 7 hàng năm là ngày quốc khánh, xác định trên cơ sở ngày 21/7/1831 ngày mà Bỉ dành độc lập khỏi vương quốc Liên hiệp Hà Lan Oman lấy ngày 18/11 hằng năm là ngày quốc khánh, xác định trên cơ sở ngày 18/11/1650 ngày mà Oman giành độc lập khỏi Bồ Đào Nha.
    Chi tiết...
  • Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức gặp mặt, giao nhiệm vụ cho nam sinh viên khoá 64 đi đào tạo sĩ quan dự bị năm 2023
    (10/08/2023)
    Thực hiện Quyết định số 106/QĐ-BGDĐT ngày 21/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao chỉ tiêu tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học cho các trường quân đội đào tạo sĩ quan dự bị năm 2023 và Quyết định số 208/QĐĐ-BQP ngày 24/7/2023 của Bộ Quốc phòng về việc gọi sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị. Sáng 10/08/2023, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tổ chức buổi gặp mặt, giao nhiệm vụ cho 18 nam sinh viên khóa 64 được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị năm 2023. Đến dự buổi gặp mặt có đồng chí Đại tá Phạm Quốc Đảm - Trưởng khoa Giáo dục quốc phòng, TS Nguyễn Duy Huy - Phó trưởng khoa Công nghệ Thông tin, TS Tô Xuân Bản - Phó trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, ThS Phạm Công Tú - Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Trường cùng các đồng chí sĩ quan, giảng viên khoa Giáo dục quốc phòng và 18 nam sinh viên tham gia đào tạo sĩ quan dự bị năm 2023.
    Chi tiết...
  • Lịch sử, ý nghĩa của Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7
    (24/07/2023)
    Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27 tháng 7 hàng năm là ngày lễ kỷ niệm được tổ chức, từ năm 1947 theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới nay, dành tất cả tình thương yêu, tôn vinh những người thương binh, liệt sĩ của đất nước. Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ở đất nước ta. Trong ngày này, cấp uỷ, chính quyền các cấp, các đoàn thể, Hội cựu chiến binh tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, dâng hương tri ân tại các Nghĩa trang liệt sĩ…
    Chi tiết...
  • Trường Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đi đào tạo SQDB năm 2023
    (09/05/2023)
    Thực hiện theo quyết định số 106/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/04/2023 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao chỉ tiêu tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học cho các trường quân đội đào tạo sỹ quan dự bị năm 2023. Ngày 09/05/2023, Nhà trường tổ chức quán triệt và giao nhiệm vụ tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2023 đi đào tạo sĩ quan dự bị. PGS.TS Triệu Hùng Trường - Phó Hiệu trưởng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Nhà trường thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu quán triệt nội dung cuộc họp, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo các đơn vị có liên quan. Năm 2023, Trường Đại học Mỏ - Địa chất được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tuyển chọn 32 nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2023 để gửi đi đào tạo sĩ quan dự bị tại Trường Quân sự Quân khu 2 (phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), thời gian đào tạo 04 tháng, dự kiến khai giảng tháng 8/2023. * Chỉ tiêu cụ thể như sau: Khoa Công nghệ thông tin: 8 chỉ tiêu. Khoa Cơ - Điện: 8 chỉ tiêu: Khoa Dầu khí và năng lượng (Kỹ thuật dầu khí): 5 chỉ tiêu. Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất (Kỹ thuật địa chất): 3 chỉ tiêu. Khoa Trắc địa - bản đồ và Quản lý đất đai (Kỹ thuật trắc địa): 4 chỉ tiêu. Khoa Xây dựng (Kỹ thuật xây dựng): 4 chỉ tiêu. * Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo: Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị thực hiện theo quy định tại Điểm c, khoản 1 và khoản 2, Điều 4 Nghị định số 78/2020/NĐ-CP ngày 06/7/2020 của Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể: Nam sinh viên có lý lịch rõ ràng, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc có đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Tốt nghiệp đại học năm 2021, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của Quân đội (ưu tiên những sinh viên có kết quả tốt nghiệp đạt loại khá trở lên). Tuổi đời không quá 30 và không thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn gọi nhập ngũ trong thời bình. Về sức khoẻ: Từ loại 1 đến loại 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng quy định khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. * Hồ sơ của nam sinh viên trúng tuyển đào tạo sĩ quan dự bị bao gồm: Bản sao giấy khai sinh. Đơn tình nguyện đi đào tạo sĩ quan dự bị (đối với sinh viên tình nguyện). Bản thẩm tra xác minh lý lịch. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật. Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc Giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời (có công chứng). Bản sao Bảng điểm (có công chứng). Phiếu khám sức khoẻ theo mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 16 do cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định. Sổ đoàn viên hoặc Giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời (nếu là đảng viên). * Nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên: Quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên trong thời gian đào tạo và sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan dự bị được thực hiện theo Nghị định số 79/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên, cụ thể: Chế độ tiền lương và phụ cấp, trợ cấp (Khoản 1, Điều 7) - Những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sinh viên khi tốt nghiệp đại học, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, hằng tháng được hưởng phụ cấp bằng mức phụ cấp quân hàm của cấp thượng sĩ. - Được thanh toán tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ; thời gian hưởng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm là thời gian đào tạo của từng đối tượng. - Học viên khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, ngoài tiền lương, phụ cấp hiện hưởng, được hưởng thêm một tháng tiền lương theo cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị được phong (không phải trừ tiền ăn, phụ cấp quân hàm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tháng đó). Chế độ tiền ăn (Khoản 2, Điều 7) Các đối tượng đực cử đi đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo bảo đảm tiền ăn như đối với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội. Trường hợp ốm đau nằm viện nội trú được hưởng tiền ăn bệnh lý nhưng hết thời gian đào tạo mà chưa khỏi bệnh thì được thanh toán tiền ăn bệnh lý tối đa không quá 15 ngày. Chế độ quân trang, đồ dùng sinh hoạt (Khoản 3, Điều 7) Những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sinh viên khi tốt nghiệp đại học, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được cấp hoặc mượn quân trang, đồ dùng sinh hoạt. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Khoản 5, Điều 7) Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng bảo hiểm y tế; mức đóng, hưởng bảo hiểm y tế được thực hiện như đối với hạ sĩ quan tại ngũ. Chế độ ốm đau, tai nạn hoặc chết Chế độ trợ cấp tai nạn (Khoản 2, Điều 6) - Điều kiện hưởng trợ cấp: Quân nhân dự bị nếu bị tai nạn được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp trong trường hợp: Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở; trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ; ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền. - Mức trợ cấp: Suy giảm khả năng lao động 5% thì được trợ cấp một lần bằng 8.000.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 800.000 đồng. Chế độ trợ cấp đối với trường hợp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn tủi ro (Khoản 3, Điều 6) - Chết do tai nạn, gia đình được trợ cấp một lần bằng 57.600.000 đồng; thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 16.000.000 đồng. - Chết do ốm đau, tai nạn rủi ro, gia đình được trợ cấp một lần bằng 4.800.000 đồng; thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 16.000.000 đồng. Về tham gia dự thi tuyển cán bộ, công chức, viên chức (Khoản 7, Điều 7) Các đối tượng được tuyển chọn trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị có giấy báo thi tuyển công chức, viên chức hoặc thi nâng bậc, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức do cấp có thẩm quyền quyết định, được nghỉ học để tham gia dự thi, thời gian nghỉ không quá 07 ngày trong khóa học; được bảo lưu kết quả thi tuyển đến khi tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan dự bị. Các em sinh viên cần trao đổi thêm thông tin về công tác tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị, liên hệ với đ/c Phạm Công Tú - Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Trường, số điện thoại: 0982.552.134 để được giải đáp./.
    Chi tiết...
  • Trường Đại học Mỏ - Địa chất triển khai Kế hoạch tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2021 đi đào tạo sĩ quan dự bị
    (04/05/2021)
    Ngày 28/4/2021, Nhà trường tổ chức quán triệt và giao nhiệm vụ tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2021 đi đào tạo sĩ quan dự bị. PGS.TS Triệu Hùng Trường - Phó Hiệu trưởng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Nhà trường thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu quán triệt nội dung cuộc họp, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo các đơn vị có liên quan. Năm 2021, Trường Đại học Mỏ - Địa chất được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tuyển chọn 20 nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2021 để gửi đi đào tạo sĩ quan dự bị tại Trường Quân sự Quân khu 2 (phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), thời gian đào tạo 04 tháng, dự kiến khai giảng tháng 8/2021 (Quyết định số 71/QĐ-BGDĐT ngày 14/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). * Chỉ tiêu cụ thể như sau:
    Chi tiết...

Tài liệu tham khảo

Hoạt động nghiên cứu khoa học

  • Báo cáo học thuật kỳ 1 năm học 2023 - 2024
    (26/12/2023)
    Thực hiện Quyết định số 1493/QĐ-MĐC, ngày 05 tháng 12 năm 2023 về việc cho phép thực hiện báo cáo sinh hoạt học thuật học kỳ 1 năm học 2023-2024; Ngày 26 tháng 12 năm 2023, Bộ môn Đường lối quân sự và bộ môn Kỹ thuật quân sự đã tiến hành báo cáo sinh hoạt học thuật theo kế hoach đã được nhà trường phê duyệt vào thắng 12/2023.
    Chi tiết...
  • Báo cáo học thuật học kỳ II năm học 2022-2023
    (30/05/2023)
    Thực hiện Quyết định số 271/QĐ-MĐC, ngày 20 tháng 03 năm 2023 về việc cho phép thực hiện báo cáo sinh hoạt học thuật học kỳ 2 năm học 2022-2023. Trong tháng 5 và tháng 6, Bộ môn Kỹ thuật quân sự và Bộ môn Đường lối quân sự đã tiến hành báo cáo sinh hoạt học thuật theo kế hoach đã được Nhà trường phê duyệt. Bộ môn Kỹ thuật quân sự có: 04 báo cáo được trình bày và tiến hành thảo luận gồm: Thượng tá ThS Vũ Quang Hay “Một số giải pháp nâng cao chất lượng về lễ tiết tác phong cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất khi học Giáo dục quốc phòng và an ninh”. Thượng tá Ths Trần Thanh Hanh “Nâng cao chất lượng quản lý, bảo quản quân trang khi học tập tại Cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Mỏ - Địa chất” Thượng úy Ks Nghiêm Công Đĩnh “Nâng cao chất lượng quản lý, bảo quản vũ khí trang bị khi học tập tại Cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Mỏ - Địa chất” Thượng tá. Ths Nguyễn Văn Phong ”nâng cao chất lượng văn hóa giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất khi học Giáo dục quốc phòng và an ninh” Bộ môn Đường lối quân sự có: 03 báo cáo được trình bày và tiến hành thảo luận gồm: Thượng tá ThS Trần Bắc Bộ “Làm rõ nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược”; Đại tá ThS Phạm Quốc Đảm “Sức mạnh của chiến tranh nhân dân qua “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và một số vấn đề đặt ra trong giảng dạy bài chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN”; Trung tá ThS Ngô Văn Dương “Làm rõ tư duy bảo vệ Tổ quốc trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ý nghĩa trong giảng dạy quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất” . Đây là một hoạt động thường xuyên trong công tác nghiên cứu khoa học, giúp các giảng viên có thêm những kiến thức về giảng dạy lý thuyết và thực hành tại cơ sở Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Mỏ - Địa chất, tại khu B và ứng dụng công nghệ thông tin, vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong các nội dung giảng dạy để nâng cao chất lượng quản lý sinh viên khi ăn, ở tập trung cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên nhà trường./. Dưới đây là một số hình ảnh:                                                                                                                Đưa tin: Khoa GDQP
    Chi tiết...
  • Báo cáo học thuật cấp Khoa, Bộ môn
    (02/07/2020)
    Thượng tá ThS Trần Bắc Bộ “Làm rõ nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược”; Đại tá ThS Phạm Quốc Đảm “Sức mạnh của chiến tranh nhân dân qua “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và một số vấn đề đặt ra trong giảng dạy bài chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN”; Trung tá ThS Ngô Văn Dương “Làm rõ tư duy bảo vệ Tổ quốc trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ý nghĩa trong giảng dạy quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất” . Thượng tá ThS Vũ Quang Hay “Một số giải pháp nâng cao chất lượng về lễ tiết tác phong cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất khi học Giáo dục quốc phòng và an ninh”. Thượng tá Ths Trần Thanh Hanh “Nâng cao chất lượng quản lý, bảo quản quân trang khi học tập tại Cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Mỏ - Địa chất” Thượng úy Ks Nghiêm Công Đĩnh “Nâng cao chất lượng quản lý, bảo quản vũ khí trang bị khi học tập tại Cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Mỏ - Địa chất” Thượng tá. Ths Nguyễn Văn Phong ”nâng cao chất lượng văn hóa giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất khi học Giáo dục quốc phòng và an ninh” Đại tá ThS Phạm Quốc Đảm "Sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên xô và vận dụng vào giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất" (từ 1/1/2021-1/7/2021). Đại  tá. ThS Phạm Quốc Đảm “Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy bài Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN"; (Từ 01/08/2020 - 01/01.2021) Trung tá. ThS Trần Bắc Bộ " Thống nhất nội dung, phương pháp giảng bài: phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường"-  (Từ 01/08/2020 - 01/01.2021) Thượng tá ThS Vũ Quang Hay: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động văn-thể cho sinh viên Trường Đại học Mỏ-Địa chất học tập tại cơ sở tập trung" (Từ 01/08/2020 - 01/01.2021) Thượng tá ThS Trần Văn Độ: "Vận dụng hiuwowngs dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06-08-2018 của ban tổ chức Trung ương vào nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Giáo dục quốc phòng ở trường Đại học Mỏ-Địa chất hiện nay" (Từ 01/08/2020 - 01/01.2021) Thượng tá ThS Nguyễn Văn Phong: "Biện pháp bảo đảm an toàn trong kiểm tra, ném lựu đạn bài 1".(Từ 01/08/2020 - 01/01.2021) Trung úy Nghiêm Công Đĩnh: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng chế độ sinh hoạt trong học tập giáo dục quốc phòng, an ninh tại cơ sở Lạng Sơn". (Từ 01/08/2020 - 01/01.2021) Trung tá. ThS Hoàng Xuân Trường: “ Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm môn đường lối quốc phòng an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam áp dụng trong giảng dạy trực tuyến" (Từ 01/08/2020 - 01/01.2021) Phạm Quốc Đảm, ” Xây dựng Trung đội tự quản trong giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại cơ sở Lạng Sơn”, Từ: 01/01/2020 Đến: 01/07/2020 Trần Bắc Bộ, Ứng dụng trang thông tin điện tử nội bộ và dịch vụ mạng xã hội vào dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Khoa Giáo dục quốc phòng, Từ: 01/01/2020 Đến: 30/06/2020 Nghiêm Công Đĩnh, Một số điểm mới trong tổ chức, biên chế Quân, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Từ: 01/01/2020 Đến: 26/05/2020 Hoàng Xuân Trường, Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện tại cơ sở Lạng Sơn, Từ: 01/12/2019 Đến: 26/05/2020 Vũ Quang Hay, Một số biện pháp nâng cao chất lượng nội vụ vệ sinh cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất tại cơ sở Lạng Sơn, Từ: 01/03/2020 Đến: 25/05/2020 Trần Bắc Bộ, Thống nhất nội dung giảng bài: An toàn thông tin và phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng, Từ: 01/07/2019 Đến: 31/12/2019 Vũ Quang Hay, Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý sinh viên trong ngày nghỉ tại cơ sở Lạng Sơn, Từ: 01/09/2019 Đến: 31/12/2019 Phạm Quốc Đảm, Một số quan điểm của Clausewitz trong tác phẩm “Bàn về chiến tranh", Từ: 16/04/2019 Đến: 29/07/2019 Trần Thanh Hanh, Một số biện pháp bảo đảm y tế trong trong hành quân huấn luyện dã ngoại, Từ: 07/05/2019 Đến: 26/07/2019 Hoàng Xuân Trường, Một số giải pháp giúp cho sinh viên hứng thú khi học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, Từ: 01/01/2019 Đến: 26/07/2019 Nguyễn Văn Phong, Kinh nghiệm lấy đường ngắm cơ bản nhanh trong bài Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, Từ: 17/05/2019 Đến: 26/07/2019 Trần Văn Độ, Làm rõ đối tượng, đối tác theo tinh thần nghị quyết số 28-NQ/TW về chiến lược bảo vệ tổ Quốc trong tình hình mới, Từ: 07/05/2019 Đến: 26/07/2019 Vũ Thanh Hà, Học thuật: "Nguồn gốc và sự phát triển của vũ khí lửa", 3/5/2019 Vũ Quang Hay, Một số giải pháp tổ chức hành quân học tập dã ngoại cho sinh viên tại cơ sở Lạng Sơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng, Từ: 01/01/2019 Đến: 30/04/2019 Trần Bắc Bộ, Nguyễn Văn Quảng, Thống nhất nội dung, phương pháp giảng bài: Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Từ: 01/01/2017 Đến: 31/12/2017 Trần Bắc Bộ, Giải pháp đổi mới công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Từ: 01/01/2014 Đến: 31/12/2014
    Chi tiết...
  • Sáng kiến cấp cơ sở
    (26/05/2020)
    Hoàng Xuân Trường: Đổ mới phương pháp dạỵ học môn GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ- Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5 Nguyễn Văn Phong: Phòng chống và Ngăn chặn âm mưu DBHB của các thế lực thù địch trong vùng đồng bào dân tộc thểu số và miền núi ở nước ta thời gian qua; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Phòng chống "tự diễn biến", "Tự chuyển hóa" trong sinh viên trường Đại học Mỏ Địa chất hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Công Tú: Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho LLTV trường Đại học Mỏ- Địa chất về đối tác, đối gượng của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5 Lê Thị Định: Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức trường Đại học Mỏ-Địa chất về luật DQTV năm 2019; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Nghiêm Công Đĩnh: Định Hướng nhận thức cho sinh viên Trường Đại học mỏ-Địa chất truwpowcs sự chống phá mowismcuar các thế lực thù địch trên không gian mạng hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Công Tú: Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức trường Đại học Mỏ-Địa chất về luật LLDB động viên năm 2019; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5 Trần Thanh Hanh: Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý sinh viên trong học tập GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ-Địa chất hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Văn Độ: Phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên trường Đại học Mỏ-Địa chất khi học GDQP&AN tập trung; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5 Ngô Văn Dương: Nâng coa ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của sinh viên thông qua môn học GDQP&AN; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Bắc Bộ: Nâng cao chất lượng hoạt động Nghiên cứu lkhoa học và công nghệ ở khoa GDQP trường đại học Mỏ-Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Một số giải pháp đổi mới căn bản toàn diện GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ-Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Nguyễn Văn Phong: Xây dựng nề nếp chính quy cho sinh viên trong cơ sở GDQP&AN Trường Đại học Mo-Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Vũ Quang Hay: Một số biện pháp tăng cường quản lý sinh viên tại cơ sở GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ-Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Văn Độ: Nâng cao chất lượng dạy học môn đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt nam ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Thanh Hanh: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở khoa GDQP trường Đại học Mỏ - Địa chất hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Bắc Bộ: Xây dựng đội ngũ giảng viên GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ - Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Giải pháp nâng cao chất lượng gingr dạy môn học GDQP&AN ở khoa GDQP trường Đại học Mỏ - Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững;Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Một số giải pháp để phát triển giáo dục và đào tạo Việt nam trong giai đoạn hiện nay: Báo cáo hội nghị khoa học quốc gia, khoa học xã hội với phát triển bền vững (SSSD 2022). 10/2022 Vũ Quang Hay; Một số giải pháp nâng cao chất lượng lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: Báo cáo hội nghị khoa học quốc gia, khoa học xã hội với phát triển bền vững (SSSD 2022). 10/2022 Trần Bắc Bộ; một số giải pháp phát huy ý chí tự lực, tự cường trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay; Báo cáo hội nghị khoa học quốc gia, khoa học xã hội với phát triển bền vững (SSSD 2022). 10/2022 Hoàng Xuân Trường, một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu  tranh làm thất bại âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo hội nghị khoa học quốc gia, khoa học xã hội với phát triển bền vững (SSSD 2022). 10/2022 Trần Bắc Bộ, Giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Trường đại học Mỏ - Địa chất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Kì 2, 06/2021, 61-63, 2021 Phạm Quốc Đảm, Phương pháp thảo luận nhóm và một số yêu cầu, biện pháp khi vận dụng trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Thông tin Khoa học quân sự Pháo Binh, 1, 60, 52, 2021
    Chi tiết...
  • Các bài bài báo trong Tạp chí chuyên ngành trong nước
    (26/05/2020)
    Hoàng Xuân Trường: Đổ mới phương pháp dạỵ học môn GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ- Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5 Nguyễn Văn Phong: Phòng chống và Ngăn chặn âm mưu DBHB của các thế lực thù địch trong vùng đồng bào dân tộc thểu số và miền núi ở nước ta thời gian qua; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Phòng chống "tự diễn biến", "Tự chuyển hóa" trong sinh viên trường Đại học Mỏ Địa chất hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Công Tú: Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho LLTV trường Đại học Mỏ- Địa chất về đối tác, đối gượng của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5 Lê Thị Định: Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức trường Đại học Mỏ-Địa chất về luật DQTV năm 2019; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Nghiêm Công Đĩnh: Định Hướng nhận thức cho sinh viên Trường Đại học mỏ-Địa chất truwpowcs sự chống phá mowismcuar các thế lực thù địch trên không gian mạng hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Công Tú: Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức trường Đại học Mỏ-Địa chất về luật LLDB động viên năm 2019; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5 Trần Thanh Hanh: Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý sinh viên trong học tập GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ-Địa chất hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Văn Độ: Phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên trường Đại học Mỏ-Địa chất khi học GDQP&AN tập trung; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5 Ngô Văn Dương: Nâng coa ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của sinh viên thông qua môn học GDQP&AN; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Bắc Bộ: Nâng cao chất lượng hoạt động Nghiên cứu lkhoa học và công nghệ ở khoa GDQP trường đại học Mỏ-Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Một số giải pháp đổi mới căn bản toàn diện GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ-Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Nguyễn Văn Phong: Xây dựng nề nếp chính quy cho sinh viên trong cơ sở GDQP&AN Trường Đại học Mo-Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Vũ Quang Hay: Một số biện pháp tăng cường quản lý sinh viên tại cơ sở GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ-Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Văn Độ: Nâng cao chất lượng dạy học môn đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt nam ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Thanh Hanh: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở khoa GDQP trường Đại học Mỏ - Địa chất hiện nay; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Trần Bắc Bộ: Xây dựng đội ngũ giảng viên GDQP&AN ở trường Đại học Mỏ - Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Giải pháp nâng cao chất lượng gingr dạy môn học GDQP&AN ở khoa GDQP trường Đại học Mỏ - Địa chất; Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững;Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học cấp trường "Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững", 12/2022. ISBN 978-604-76-2636-5. Phạm Quốc Đảm: Một số giải pháp để phát triển giáo dục và đào tạo Việt nam trong giai đoạn hiện nay: Báo cáo hội nghị khoa học quốc gia, khoa học xã hội với phát triển bền vững (SSSD 2022). 10/2022 Vũ Quang Hay; Một số giải pháp nâng cao chất lượng lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: Báo cáo hội nghị khoa học quốc gia, khoa học xã hội với phát triển bền vững (SSSD 2022). 10/2022 Trần Bắc Bộ; một số giải pháp phát huy ý chí tự lực, tự cường trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay; Báo cáo hội nghị khoa học quốc gia, khoa học xã hội với phát triển bền vững (SSSD 2022). 10/2022 Hoàng Xuân Trường, một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu  tranh làm thất bại âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo hội nghị khoa học quốc gia, khoa học xã hội với phát triển bền vững (SSSD 2022). 10/2022 Trần Bắc Bộ, Giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Trường đại học Mỏ - Địa chất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Kì 2, 06/2021, 61-63, 2021 Phạm Quốc Đảm, Phương pháp thảo luận nhóm và một số yêu cầu, biện pháp khi vận dụng trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Thông tin Khoa học quân sự Pháo Binh, 1, 60, 52, 2021 Vũ Quang Hay, Pháo tự hành của quân đội một số nước trên thế giới, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, 60, 121-124, 2021 Nguyễn Văn Phong, Phát huy các di sản văn hóa truyền thống cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang trong phát triển du lịch cộng đồng, Tạp chí dân tộc và thời đại, Số 217, 72-77, 2021 Phạm Công Tú, Một số biện pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, Số 59-12/2020, 51-54, 2020 Nguyễn Văn Phong, Vài nét về chính sách trang bị quốc phòng của Nhật Bản, Tạp chí kiến thức quốc phòng hiện đại, 12-2020 Đại tá Nguyễn Đình Toàn, Thượng tá Vũ Quang Hay, Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Tạp chí công nghiệp quốc phòng & kinh tế, 4, 39-41, 2020 Phạm Quốc Đảm, Một số biện pháp nâng cao tính kỷ luật cho sinh viên tại cơ sở Lạng Sơn của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, 58, 47-50, 2020 Vũ Quang Hay, Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Khoa Giáo dục quốc phòng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, 58, 47-50, 2020 Nguyễn Đình Toàn, Vũ Quang Hay, Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng, Tạp chí công nghiệp quốc phòng & kinh tế, 3, 31-33, 2020 Hoàng Xuân Trường, Biện pháp giáo dục sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất phòng, chống tác động của thông tin sai trái trên không gian mạng hiện nay, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Kì 2, 03/2020, 55, 2020 Nguyễn Văn Phong, Về phát triển máy bay không người lái và vũ khí, trang bị chống máy bay không người lái khi tác chiến trên biển, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, 2020 Vũ Quang Hay, Chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972 - Một số bài học kinh nghiệm về nghệ thuật sử dụng Pháo binh, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, Số 54, 64-67, 2019 Trần Văn Độ, Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư trong giáo dục Đại học - Vận dụng vào đổi mới Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất hiện nay, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, 57, 20, 2019 Phạm Ngọc Cường, Trần Văn Độ, Quản lý phát triển dự án tài nguyên số hóa tài liệu nội sinh tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí khoa học Công nghệ & Thực phẩm, 2019 Trần Bắc Bộ, Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, 56, 32, 2019 Trần Bắc Bộ, Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh hiện nay, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, 2019 Phạm Quốc Đảm, Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng trong tình hình mới, Tạp chí thiết bị giáo dục, Kì 1, 206, 69, 2019 Phạm Quốc Đảm, Điểm mới trong công tác giảng dạy Giáo dục quốc phòng, an ninh tập trung của Khoa Giáo dục quốc phòng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, 2019 Trần Thanh Hanh, Nguyễn Văn Quảng, Hải quân Mỹ thực hiện phương thức "sát thương phân tán", Tạp chí kiến thức quốc phòng hiện đại, 05-2019, 50, 2019 Nguyễn Văn Phong, Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ở dân tộc dao trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí kiến thức quốc phòng hiện đại, 2019 Nguyễn Văn Phong, Một số loại vũ khí chống máy bay không người lái, Tạp chí kiến thức quốc phòng hiện đại, 2019 Nguyễn Văn Phong, Vài nét về phát triển xe chiến đấu không người lái của một số nước, Tạp chí kiến thức quốc phòng hiện đại, 2019 Vũ Thanh Hà, Tích cực hóa sinh viên trong giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Kì 2 - 5/2019, 78, 2019 Trần Bắc Bộ, Một số kinh nghiệm sử dụng pháo binh chi viện cho Trung đoàn bộ binh 66 của Sư đoàn bộ binh 10 tiến công tiêu diệt căn cứ Non Nước (Tây Nguyên) năm 1972, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, 2018 Phạm Quốc Đảm, Khoa Giáo dục quốc phòng Trường Đại học Mỏ - Địa chất với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, Thông tin Khoa học quân sự Pháo Binh, 2018 Phạm Quốc Đảm, Lê Thị Định, Chủ động phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên các trường đại học hiện nay, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, 2018 Hoàng Xuân Trường, Một số giải pháp nhằm giúp cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, Tạp chí Giáo dục và xã hội, 2018 Trần Thanh Hanh, Vũ Thanh Hà, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tính thống nhất giữa nói và làm, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, 6/2018, 170 kỳ 1, 183, 2018 Nguyễn Văn Phong, Quân đội Nga đẩy mạnh xây dựng năng lực tác chiến của lực lượng tác chiến có trang, thiết bị không người lái, Tạp chí kiến thức quốc phòng hiện đại, 2018 Nguyễn Văn Phong, Một vài nét về việc hải quân Mỹ điều chỉnh chiến lược trên biển, Tạp chí kiến thức quốc phòng hiện đại, 2018 Trần Bắc Bộ, Vũ Quang Hay, Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật học tập cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số đặc biệt (T9-2017) Trần Bắc Bộ, Vũ Quang Hay, Đổi mới công tác quản lý sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Tài liệu Giáo dục quốc phòng - An ninh, Quý 4, 2017 Trần Bắc Bộ, Đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Thông tin Khoa học quân sự Pháo binh, 2017 Phạm Công Tú, Trần Bắc Bộ, Một số giải pháp xây dựng lực lượng tự vệ Trường Đại học Mỏ - Địa chất trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng, T7-2017, 118 (162), 52, 2017 Nguyễn Văn Phong, Vài nét về xu hướng phát triển tên lửa chống tăng hiện nay, Tạp chí kiến thức quốc phòng hiện đại, 2017 Trần Thanh Hanh, Học thuyết quốc phòng Việt Nam về xây dựng sức mạnh quốc phòng tổng hợp trong thời kỳ mới, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, 12-2016, 91, 2016 Nguyễn Văn Phong, In-đô-nê-xi-a trên con đường trở thành cường quốc quân sự biển, Tạp chí kiến thức quốc phòng hiện đại, 2016 Vũ Thanh Hà, Bài học kinh nghiệm về chuẩn bị lực lượng quân sự trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, 12-2016, 89, 2016 Hoàng Xuân Trường, Đổi mới dạy học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục quốc phòng ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất hiện nay, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số đặc biệt, 11/2015, tr. 67-70 Trần Bắc Bộ, Nguyễn Văn Quảng, Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Tạp chí Dân quân tự vệ, 6, 2014 Trần Bắc Bộ, Bùi Thế Trung, Xây dựng cơ sở dữ liệu lưới khống chế Pháo binh đảm bảo cho các nhiệm vụ chiến đấu của Binh chủng, Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam, 6, 2013 Trần Bắc Bộ, Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự vệ của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Tạp chí Dân quân tự vệ, 57, 2012
    Chi tiết...