Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 22/01/2025

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

07/01/2025

Sáng ngày 20/12/2022, được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Khoa Giáo dục quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường - Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững (DSSD 2022) với chủ đề “Giáo dục quốc phòng và an ninh gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Mỏ - Địa chất trong tình hình mới”

PGS.TS Triệu Hùng Trường - Phó Hiệu trưởng phát biểu Khai mạc Hội thảo

Tham dự Hội thảo, về phía khách mời có:

- TS Phạm Minh Tâm, Trường Đại học Và Môi trường Hà Nội.

- Đại tá - Phạm Minh Trung - Phó Tư lệnh Binh chủng Pháo binh.

- Thượng tá Tạ Minh Tiến Trường Sĩ quan Pháo binh

- Đại tá Nguyễn Văn Mão - Trưởng khoa GDQP Học viện Nông Nghiệp Việt Nam,

- Thượng tá. Nguyễn Văn Phương - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội;

- ThS.Trần Văn Tùng - Trường Đại học Thủ Đô

Về phía trường Đại học Mỏ - Địa chất có: PGS. TS Trần Xuân Trường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Triệu Hùng Trường - Phó Hiệu trưởng, TS. Đặng Thị Thanh Trâm- Khoa Lý luận Chính trị Và các đồng chí Báo cáo viên, các nhà khoa học trong và ngoài trường cùng toàn thể cán bộ, viên chức Khoa Giáo dục quốc phòng.

PGS.TS Triệu Hùng Trường - Phó Hiệu trưởng đã khai mạc Hội thảo. Nhà trường ghi nhận những đóng góp to lớn của Khoa Giáo dục quốc phòng trong công tác nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, để tổ chức được Hội thảo khoa học Cấp trường là một nỗ lực, cố gắng không nhỏ của tập thể cán bộ, viên chức Khoa.

Hội thảo đã nhận được 35 báo cáo toàn văn được gửi đến trong đó 27 báo cáo đã được lựa chọn để đăng tải trong Tuyển tập Báo cáo Hội nghị sau quá trình phản biện nghiêm túc và có trách nhiệm của Hội đồng Biên tập.

 Điều hành Hội thảo: ThS Trần Bắc Bộ - Phó trưởng Khoa Giáo dục quốc phòng. ThS trần Thanh Hanh, Giảng viên Khoa Giáo dục quốc phòng Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Tại Hội thảo có 01 báo cáo đề dẫn và 03 tham luận được các báo cáo viên trình bày

Giáo dục quốc phòng và an ninh với sự phát triển bền vững – Đại tá Phạm Quốc Đảm Trưởng Khoa Giáo dục quốc phòng

Nâng cao chất lượng nghiên cứu KHCN ở khoa Giáo dục quốc phòng Trường Đại Học Mỏ - Địa chất - Thượng tá Trần Bắc Bộ - Phó Trưởng Khoa Giáo dục quốc phòng

- Phát huy vai trò của giảng viên GDQP&AN ở các trung tâp, trường đại học trong công cuộc “Bảo vệ Tổ Quốc từ sớm, từ xa” - TS Đặng Thị Thanh Trâm, Khoa Lý luận Chính trị.

- Một số biện pháp tăng cường quản lý sinh viên tại cơ sở GDQP&AN trường Đại học Mỏ - Địa chất – Thượng tá Vũ quang Hay, Trưởng bộ môn kỹ thuật quân sự, Khoa Giáo dục quốc phòng

Đã có rất nhiều ý kiến trao đổi xoay quanh các vấn đề được báo cáo nêu ra. Báo cáo viên và các nhà khoa học tham dự đã rất cởi mở, trao đổi để vấn đề nêu ra dưới nhiều góc nhìn đa dạng.

Hội thảo khoa học sẽ là dịp để các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên và các nhà quản lý giáo dục gặp mặt, trao đổi và nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục quốc phòng và an ninh với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh của hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và tác động mạnh mẽ đến quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay.

Đây là hội thảo khoa học đầu tiên mà khoa GDQP tổ chức, tuy gặp một số khó khăn và với quy mô chỉ là hội thảo khoa học cấp trường, nhưng hội thảo vẫn được sự quan tâm và nhận được các bài tham luận có giá trị từ các giảng viên trong Khoa. Không những vậy, hội thảo cũng vinh dự nhận được sự quan tâm và đóng góp quý báu từ các giảng viên, các chuyên gia, nhà nghiên cứu là các Tiến sĩ, Thạc sĩ đến từ các đơn vị như: Binh chủng Pháo binh, Trường sĩ quan Pháo binh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và các giảng viên, nhà khoa học trong khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Mỏ - Địa chất 

Hội thảo khoa học giúp giảng viên có điều kiện đào sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy. Góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học, giúp giảng viên rèn luyện và phát triển thêm tư duy độc lập, “tư duy phản biện”, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đồng thời là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế và uy tín của chính bản thân giảng viên, của khoa và khẳng định vị thế và uy tín của trường Đại học Mỏ - Địa chất với xã hội.

Ý kiến của bạn